Trị vì Diêu_Hoằng

Diêu Hoằng ngay lập tức phải đối mặt với các đe dọa đến từ cả Đông Tấn và Hạ, và trở nên phụ thuộc lớn vào thúc phụ Diêu Thiệu để đối phó với cả ngoại xâm cùng với nội loạn đến từ các em trai và em họ. Tướng Lưu Dụ của Tấn đã nhận thấy tìn trạng bất ổn trong nội bộ của Hậu Tần và đã cho mở một chiến dịch lớn vào mùa thu năm 416, quân Tấn đã nhanh chóng đoạt được nửa phía đông của Hậu Tần, bao gồm cả thành Lạc Dương.

Cuối năm 416, Diêu Ý, người cai quản Bồ Phản (蒲阪, nay thuộc Vận Thành, Sơn Tây), đã nổi loạn, song Diêu Thiệu đã có thể nhanh chóng dẹp yên nổi loạn và bắt giữ Diêu Ý. Tuy vậy, các cuộc nổi loạn vẫn tiếp diễn. Năm 417, một người em họ của Diêu Hoằng là Tề công Diêu Khôi (姚恢) cũng nổi loạn, rời bỏ vị trí tại An Định (安定, nay thộc Bình Lương, Cam Túc) và sử dụng toàn bộ quân ở An Định để chống lại Diêu Hoằng. Tuy nhiên, Diêu Thiệu và con trai là Diêu Tán (姚讚) đã có thể nhanh chóng bắt và giết được Diêu Khôi.

Tuy nhiên, trong khi đó, quân Tần tiếp tục tiến đến, và khi Diêu Thiệu và Diêu Tán đang giao chiến với các tướng Đàn Đạo TếThẩm Lâm Tử (沈林子), họ đã không thể ngăn được quân Tấn, Diêu Thiệu do thất bại nên đã mắc chết mà bệnh. Diêu Tán đã có tiếp tục chống lại song liên tục bị đánh bại.

Diêu Hoằng quyết định lãnh đạo một đội quân với vài vạn lính để chống lại đại quân của Lưu Dụ, do Đàn và Thẩm chỉ huy. Diêu Hoằng lo âu về một nhánh quân do Thẩm Điền Tử (沈田子) chỉ huy đang tiến đến Thanh Nê (青泥, nay thuộc Tây An, Thiểm Tây), nghi rằng đội quân này sẽ tấn công phía sau ông, Diêu Hoằng vì thế đã đánh Thẩm Điền Tử trước, song lại thất bại và điều này đã khiến quân đội của ông sụp đổ. Diêu Hoằng buộc phải trở lại Trường An trong khi chưa hề đối mặt với đại quân của Lưu Dụ. Hạm đội của Lưu Dụ do Vương Trấn Ác (王鎮惡) chỉ huy sau đó đã đến Trường An, quân Tấn sau khi đổ bộ đã tấn công quân Hậu Tần ở cổng thành hướng ra sông Vị. Diêu Hoằng đã cố gắng giải vây cho quân đồn trú ở cổng thành, song hai nhánh quân đã tự giẫm lên nhau và tan vỡ, Diêu Hoằng phải chạy về hoàng cung.

Trở lại hoàng cung, Diêu Hoằng suy xét đến chuyện đầu hàng. Người con trai mới 10 tuổi của ông, tên là Diêu Phật Niệm (姚佛念) cho rằng dù thế nào thì họ cũng bị xử tử và tốt hơn là nên tự sát. Diêu Hoằng đã từ chối và Diêu Phật Niệm đã tự mình trèo lên một bức tường rồi nhảy xuống. Diêu Hoằng cùng Hoàng hậu đầu hàng Vương Trấn Ác, Vương bắt giữ ông và giải đến kinh thành Kiến Khang của Tấn. Diêu Hoằng bị xử tử tại đây, hầu hết thành viên hoàng tộc họ Diêu bị bắt hoặc đầu hàng cũng bị Đông Tấn xử tử. Hậu Tần diệt vong.